Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Kazu Miura: 'Tôi muốn chơi bóng đến hơi thở cuối cùng'

Kazu Miura: 'Tôi muốn chơi bóng đến hơi thở cuối cùng' - VnExpress
×
Thứ bảy, 29/2/2020, 10:18 (GMT+7)

Kazu Miura: 'Tôi muốn chơi bóng đến hơi thở cuối cùng'

Cầu thủ người Nhật Bản Kazu Miura, vừa sang tuổi 53 hôm 26/2, nói về đam về và khát khao chơi bóng khi trả lời phỏng vấn tờ L'Équipe.

Năm 2020, "Vua Kazu" – như cách người Nhật Bản vẫn thường gọi ông, sẽ phá vỡ kỷ lục cầu thủ lớn tuổi nhất từng thi đấu chuyên nghiệp ở J-League và bóng đá thế giới... của chính ông. Ông chính là người đã truyền cảm hứng cho sự ra đời của nhân vật Tsubasa (hay Olivier Atton trong những phiên bản phương Tây) và đang trải qua mùa giải thứ 35 trong sự nghiệp.

Kazuyoshi Miura sinh ngày 26/2/1967. Ông rời Nhật Bản năm 15 tuổi và đến một ngôi trường bóng đá ở Sao Paulo. Ở miền đất của vũ điệu Samba, người đàn ông ấy chơi gần 100 trận chuyên nghiệp trong những màu áo khác nhau (Palmeiras, Jau, Coritiba và Santos). Ngay từ năm 20 tuổi, Kazu Miura đã là một huyền thoại ở Nhật Bản. Cha đẻ của bộ truyện tranh "Captain Tsubasa" được truyền cảm hứng một phần từ chính hình tượng Kazu Miura để sáng tác nên nhân vật Tsubasa, một tài năng bóng đá cũng từng đến với Brazil. Câu chuyện ấy về sau trở thành ấn phẩm thành công trên bình diện toàn cầu.

Hơn 3 thập kỷ sau, chúng tôi gặp Kazu tại Guam thuộc Mỹ - một hòn đảo quen thuộc và nổi tiếng với các du khách Nhật Bản, cách Tokyo khoảng ba giờ bay, khi ông đang chuẩn bị trước mùa giải. Hai tuần chuẩn bị miệt mài vào tháng 12 và thêm hai tuần nữa vào cuối tháng 1, "Tsubasa" đã sẵn sàng cho một chương mới trong sự nghiệp, mùa giải chuyên nghiệp thứ 35.

Vào tháng 1/2020, ông một lần nữa ký hợp đồng dịch vụ biên dịch thêm một năm với CLB Yokohama FC. Từng là cầu thủ trẻ đầu tiên trở về quê nhà trong tư cách của một siêu sao vào thập niên 1990, Kazu Miura đã chơi 89 trận cho đội tuyển Nhật Bản và ghi 55 bàn. Số phận đưa ông đến Italy, Croatia và Australia, để rồi giờ đây ngay tại quê hương, Kazu Miura trở thành cầu thủ chuyên nghiệp lớn tuổi nhất thế giới vẫn còn thi đấu.

Ở CLB Yokohama còn có một cầu thủ lớn tuổi khác, Daisuke Matsui, cựu cầu thủ của Le Mans và Saint-Etienne. Ở tuổi 38, Matsui mang tới ánh mắt của một "cầu thủ trẻ" khi nhìn vào thần tượng của mình: "Tôi lại phải cảm ơn anh ấy. Tôi bắt đầu chơi với Kazu năm 19 tuổi, anh ấy đã truyền cảm hứng cho tôi. Tôi cũng đến Guam cùng anh ấy, rồi chứng kiến cách Kazu tập luyện và tôi thực sự bị sốc. Anh ấy vẫn tràn trề một niềm say mê thuần khiết với bóng đá. Anh ấy không khác gì một đứa trẻ...". Và đây là ước mơ của Matsui: "Tôi muốn tặng cho anh ấy một quả penalty để Kazu bước đến và ghi bàn".

Tháng 3/2017, ở tuổi 50, Kazu trở thành cầu thủ chuyên nghiệp lớn tuổi nhất ghi bàn trong lịch sử bóng đá thế giới. Thế còn ở mùa giải này? "Tôi biết mình có thể vẫn tiếp tục ghi bàn", Kazu - người hầu như không bao giờ chấp nhận một cuộc phỏng vấn nào - bảo thế. Phải mất đến hơn một năm để tờ L'Équipe (Pháp) có cơ hội thực hiện cuộc phỏng vấn này với Kazu Miura.

Những khoảnh khắc ấn tượng của King Muira
 
 
Những khoảnh khắc ấn tượng của King Muira

- Kazu, hãy bắt đầu với một câu hỏi hiển nhiên nhất dành cho ông lúc này: Khi nào ông sẽ treo giày?

- Tôi cũng không biết nữa. Tôi nghĩ là tôi sẽ không bao giờ mất đi đam mê bóng đá, thế nên, cơ thể tôi sẽ quyết định. Khi nào tôi kiệt sức, khi nào tôi không còn có thể tập luyện nổi nữa, tôi sẽ treo giày. Ai nấy cũng hỏi tại sao năm nay tôi vẫn chơi bóng, tôi hiểu suy nghĩ của họ chứ, nhưng bản thân tôi thì không bao giờ hỏi mình câu đó cả.

- Trong mùa 2018, ông chỉ chơi 10 trận, và ba trận ở mùa 2019. Ông cũng 53 tuổi rồi, đâu còn thi đấu dễ dàng gì phải không?

- Đúng vậy. Tôi vẫn còn có thể chơi bóng, vì tôi đầu tư công sức cho khâu chuẩn bị và còn vì tôi không gặp phải chấn thương nào nghiêm trọng cả. Tôi biết rõ mình cần phải chuẩn bị ra sao để tiếp tục thi đấu. Tuy nhiên, được vào sân hay không thì còn tuỳ vào lựa chọn của HLV. Dù là một cầu thủ kỳ cựu hay một cầu thủ mới 18 tuổi, tất cả đều phải nghe theo quyết định của HLV.

- Ông có khi nào đặt câu hỏi với HLV về tuổi tác của bản thân?

- Không bao giờ. Tôi biết mình là người lớn tuổi nhất, do đó tôi phải giữ bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc. Mọi người sẽ nhìn vào tôi như một tấm gương. Nhưng thường cứ sau một trận đấu mà tôi không được vào sân, tôi sẽ tự đi tập riêng để giữ bình tĩnh.

- Thường thì những cầu thủ bóng đá sẽ giải nghệ khi họ không còn đủ sức để tập luyện nữa. Ông thì sao?

- Vì tôi đặc biệt mà (cười to). Tôi hiểu rõ thời gian đẹp nhất đời cầu thủ của tôi đã trôi qua, và cũng tôi đã chạm đến cái giới hạn của thể trạng. Nhưng tôi luôn cố gắng cải thiện một chút và một chút nữa. Nói cách khác, đầu óc tôi không có giới hạn.

- Thậm chí ở tuổi 53?

- Bóng đá là môn thể thao tập thể, anh có thể làm được rất nhiều thứ ngay cả khi không còn tốc độ và sức mạnh của tuổi trẻ. Một cặp tiền đạo 51 tuổi và 17 tuổi có khi còn hay hơn một cặp 25 tuổi.

- Một cầu thủ trên 50 tuổi thường gặp những vấn đề nào?

- Đơn giản là cầu thủ ấy có nhiều thứ để lo hơn cho sức khoẻ của bản thân. Ví dụ, một người bình thường ở tuổi 50 tuổi sẽ phải chăm sóc sức khoẻ kỹ hơn, không được phép ăn quá nhiều. Nhưng cá nhân tôi thì phải ăn đủ chất để bù đắp cho phần cân nặng mất đi trong khâu tập luyện, nếu không, làm sao tôi có thể chạy được. Chưa kể ở độ tuổi này, tung ra một cú sút thôi cũng đã là khó khăn hơn rất nhiều.

- Mọi người dường như đều tôn sùng ông, họ gọi ông là "Vua Kazu". Ông cảm thấy như thế nào về việc đó?

- Khi ra đường, tôi thường được gọi là "Vua Kazu". Tôi vẫn hay cảm thấy ngại nếu có ai đó gọi mình như thế. Thật sự đấy! Vì trong mắt tôi, bóng đá chỉ có một vị vua duy nhất thôi, đó là "Vua Pele". Nhưng tôi xem đó là cách mà mọi người muốn dành sự tôn trọng cho mình sau những gì tôi làm 30 năm qua. Dù gì, tôi cũng từng là ngôi sao lớn nhất bóng đá Nhật Bản, trong những năm 1990.

- Thi đấu cho nền bóng đá nước nhà, đó có phải là một trọng trách của ông?

- Trở thành một thần tượng đâu có nghĩa là tất cả với tôi. Tôi vẫn thích mọi người xem tôi là một tấm gương hơn - một tấm gương trên sân lẫn ngoài đời. Năm tôi 25 tuổi, tôi cảm thấy cứ như thể mình là trung tâm của thế giới. Nhưng rồi từ tuổi 30 trở đi, tôi biết rõ nếu không có sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác, tôi sẽ không thể tiếp tục tồn tại trong bóng đá. Nếu muốn chơi bóng đến năm 52 tuổi, tôi phải hiểu mình chỉ là một thành viên của một tập thể. Tôi cần phải khiêm tốn.

- Ông từng trở thành một tượng đài ở Nhật Bản vì ông thi đấu ở Brazil. Đó có phải là một hành trình tuyệt vời?

- Ngày còn bé, tôi đã luôn mơ đến một ngày được chơi bóng ở Brazil, được rê dắt bóng như Pele. Cha tôi từng là thành viên trong phái đoàn của Liên đoàn bóng đá Nhật Bản ở World Cup Mexico 1970, ông thực hiện những thước phim với chiếc camera Super 8. Hồi đó tôi mới ba tuổi, nhưng đã được xem những hình ảnh về Brazil của Pele. Những hình ảnh đó khắc ghi vào trí nhớ tôi. Bác tôi lại là một thầy dạy bóng đá, ông dạy tôi cách rê dắt bóng, các động tác kỹ thuật, cũng như kể cho tôi nghe về Pele. Tôi ấp ủ mong ước được khám phá tất cả.

Miura thời khoác áo Genoa.

- Vậy năm 15 tuổi thì ông đã đến đâu ở Brazil?

- Tôi đến đội trẻ của CLB Atletico Juventus ở bang Sao Paulo và ở một nhà trọ chuyên dành cho các cầu thủ trẻ mới lập nghiệp. Ban đầu tôi không nói được ngôn ngữ của họ, vì thế quá trình hoà nhập diễn ra rất khó khăn. Trong mắt người Brazil khi ấy, tôi chỉ là một cậu trai giàu có người Nhật, một khách du lịch muốn học về bóng đá. Họ không xem tôi là một cầu thủ nghiêm túc.

- Thế còn các HLV, họ nghĩ sao?

- Họ không nói gì, nhưng họ cũng không dạy tôi nghiêm túc. Họ chỉ xem tôi như một vị khách và không bao giờ cho tôi cơ hội để thi đấu, ngay cả trong một trận đấu tập. Tôi cảm thấy rất thất vọng. Tôi không có cơ hội để thể hiện mình. Đó là kiểu thái độ điển hình của người Nhật. Tôi mới 16 tuổi, tôi trẻ nhất đội ngày đó, tôi cũng nhỏ con nhất đội, và tôi nhanh chóng nản chí.

- Vậy mà ông vẫn có những bước tiến?

- Tôi có kỹ năng nhưng thiếu sự tin tưởng. Tôi bắt đầu được thi đấu cho một đội bóng là tập hợp những người nhập cư Nhật Bản, ở giải vô địch dành cho các doanh nghiệp. Chúng tôi thi đấu với các đội bóng của những công nhân nhà máy và nhân viên hành chính thành phố. Họ toàn là người lớn cả, và đội chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Cuộc sống ở đó cũng không dễ dàng gì. Toilet thì không có cửa, không có vòi tắm nước nóng vào mùa đông, mùa hè phải tập luyện dưới cái nóng 40 độ C, và cả những chuyến đi xe buýt kéo dài 24 giờ,... Tất cả chúng đã dạy cho tôi tính kiên trì và nỗ lực. Tôi đã chiến thắng được trận chiến tinh thần ấy.

- Ông có nhớ gì về lần đầu gặp Pele?

- Tất nhiên nhớ chứ! Khi đó tôi ở Santos, CLB của Pele (Kazu đến Santos năm 1986, lúc 19 tuổi và thêm một giai đoạn nữa vào năm 1990). Chỉ khoác lên người chiếc áo đấu đó thôi cũng đã là một niềm vinh dự lớn lao. Thế rồi một ngày nọ, khi tôi đang cùng tập luyện ở đội trẻ, Pele bước vào phòng thay đồ. Ông đến để chụp ảnh cho CLB. Pele nhìn thấy tôi, tiến lại gần và nói: "Cậu có biết Kamamoto không? Anh ta là một tiền đạo to lớn?" Tôi quá phấn khích khi Pele nói tốt về một cầu thủ Nhật Bản. Tôi sẽ không bao giờ quên được ngày hôm ấy.

- Ông cũng từng chơi bóng ở châu Âu, đã đến Zagreb, Croatia vào cuối sự nghiệp. Nhưng chúng tôi còn nhớ cả hành trình của ông đến với Genoa, ở Serie A mùa 1994-1995. Có phải ông cũng mơ ước được chơi bóng tại Italy?

- Thời tôi còn ở Brazil, mỗi tuần luôn có một trận Serie A được chiếu trên truyền hình. Tất cả ngôi sao Brazil đều đến đó. Zico, Socrates, Falcao, Careca, Alemao, Dunga,... Và vì thế, tôi cũng mơ ước được đến Italy. Nhưng ngay trận đầu tiên gặp AC Milan, tôi đã chấn thương. Tôi bị gãy xương mũi sau một pha bóng với Franco Baresi và phải ngồi ngoài hai tháng. Cuối cùng, tôi được chơi 21 trong 34 trận của mùa giải. Tuy là cầu thủ Nhật Bản đầu tiên chơi bóng ở Italy, tôi luôn có cảm giác mình đã thất bại vì chỉ ghi được một bàn. Dẫu sao thì đó cũng là bàn thắng vào lưới Sampdoria trong một trận derby, và nó giúp tôi để lại được dấu ấn. Một vài năm trước, khi tôi quá cảnh ở sân bay của thành phố Naples, tôi tìm thấy một mảnh giấy kèm theo lời nhắn trên vali của mình từ một nhân viên sân bay: "Cảm ơn ông vì bàn thắng vào lưới Sampdoria." Tin nổi không?! Thời điểm đó là 20 năm sau khi tôi rời Genoa.

- Thế ông có những liên hệ nào với bóng đá Pháp không?

- Cầu thủ người Pháp khiến tôi ấn tượng nhất là Jean-Pierre Papin. Tôi từng được mời tham gia vào một vài buổi tập của AC Milan và tôi thật sự bị hút hồn bởi kỹ thuật của ông ấy. Papin ở một đẳng cấp khác phần còn lại. Sau này, Papin từng mời tôi đến trận đấu kỷ niệm sinh nhật tuổi 50 của ông ấy ở Marseille, vào ngày 30/5/1999. Tôi góp mặt vào đội ‘Những người bạn của Papin’, cùng với Zidane, Cantona, và được chỉ đạo bởi HLV Aime Jacquet. Tôi rất tự hào vì vinh dự đó.

- Trong màu áo tuyển Nhật Bản, ông cũng từng đối đầu tuyển Pháp.

- Phải, vào năm 1994, chúng tôi thua 1-4 ở Tokyo. Pháp khi ấy là một tập thể khá đẹp. Papin, Cantona, Ginola, Deschamps, Desailly, Blanc. Tôi cũng rất thích Djorkaeff. Tôi bất ngờ khi họ không có vé tham dự World Cup 1994 ở Mỹ. Trong lễ bốc thăm World Cup ở Nga, tôi được mời tham dự với tư cách là một huyền thoại của FIFA cùng với Pele, Maradona, Ronaldinho, Blanc, Desailly, Drogba. Marcel Desailly chúc mừng tôi vì tôi vẫn còn chơi bóng. Tôi có gặp Laurent Blanc ở phòng gym của khách sạn, ông ấy vô cùng bất ngờ khi thấy tôi tập nặng. Chúng tôi cùng nhau kể lại trận đấu nổi tiếng giữa Nhật Bản và Pháp năm 1994. Ông ấy không thể tin rằng sau ngần ấy năm trôi qua, tôi vẫn còn là cầu thủ chuyên nghiệp.

- Tuyển Nhật Bản của ông cũng từng dừng bước ở vòng loại World Cup 1994, như tuyển Pháp ở trận gặp Bulgaria - sau khi Iraq ghi bàn thắng ở phút bù giờ, gỡ hòa. Rồi kỳ World Cup 1998, ông không được gọi vào đội hình. Làm sao ông có thể nuốt trôi được việc chưa bao giờ tham dự World Cup?

- Năm 1994, đó thật sự là một bi kịch quốc gia. Còn năm 1998, đó là sự lựa chọn của HLV Takeshi Okada. Tôi là chân sút tốt nhất ở giai đoạn play-off. Tuy không oán giận Okada, chuyện đó vẫn là một cú sốc tinh thần, vì năm ấy là lần đầu tiên Nhật Bản dự World Cup. Khi đó, tôi cảm thấy mâu thuẫn. Có lúc tôi còn nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được nhìn nhận là một cầu thủ chuyên nghiệp nếu không một lần chơi ở World Cup. Tôi cảm thấy mình không có giá trị gì cả. Đó vẫn là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi muốn kết thúc sự nghiệp chơi bóng.

Miura xem việc không được dự World Cup là một trong những niềm đau lớn nhất sự nghiệp. Ảnh: Reuters.

- Vậy điều gì hồi sinh lại con người ông?

- Vì cuộc gặp với Philippe Troussier. Cuối năm 1999, hợp đồng của tôi với CLB Tokyo không được ký tiếp, tôi chẳng còn gì cả. Thế rồi, Troussier, người vừa được bổ nhiệm làm HLV trưởng tuyển Nhật Bản khi đó, gọi tôi trở lại đội tuyển. Ông ấy bấy giờ đang xây dựng một tập thể mới để chuẩn bị cho kỳ World Cup 2002 ở Nhật Bản, với những cầu thủ trẻ. Ông ấy cần hai hay ba lão tướng được nể trọng trong đội hình để làm gương cho các cầu thủ trẻ.

- Vậy là Troussier đã khiến ông bị ấn tượng mạnh?

- Lần đầu tiên chúng tôi trò chuyện là lúc đang tắm Onsen dưới chân núi Phú Sỹ, trong một đợt tập huấn. Tôi không nói tiếng Anh giỏi lắm, ông ấy cũng vậy, nhưng chúng tôi vẫn hiểu ý nhau. Tôi cảm thấy mình được tôn trọng và với tôi, được tôn trọng là thứ quan trọng với mỗi con người, nó mang đến sức mạnh tinh thần và là một triết lý sống. Trong mắt Troussier, một cầu thủ mà không thể nói chuyện được trước tập thể thì không tài nào thể hiện được mình trên sân cả. Vạn vật đều có liên hệ với nhau. Từ đó, một chương mới mở ra trong sự nghiệp của tôi. Điều đó thôi thúc tôi đến với Croatia, để hồi sinh lại bản thân. Tôi biết rằng mình vẫn còn yêu bóng đá lắm, tình yêu bóng đá vẫn mãi sống trong con người tôi, ngay cả khi những ước mơ không thể thành hiện thực.

- Vậy còn nỗi đau World Cup 1998, nó coi như đã đóng lại?

- Không, không bao giờ. Nhưng chúng ta cần phải lật cuộc đời sang một trang mới, phải tiếp tục chơi bóng. Thậm chí, tôi cảm thấy mình ngày càng trưởng thành và hoàn thiện hơn, cả trên sân bóng lẫn ngoài đời. Nhưng như tôi nói rồi, đó vẫn là một vết thương lòng. Mỗi lần xem Nhật Bản thi đấu ở World Cup, như năm 2018 ở Nga, tôi lại càng cảm thấy nhói đau.

- Phần nào đó, ông là nguồn cảm hứng cho nhân vật Olivier Atton trong "Đội trưởng Tsubasa". Tác giả Yoichi Takahashi từng nói thế này: "Cho dù tôi chủ yếu được truyền cảm hứng bởi Kempes và Maradona, nhưng tôi thật sự muốn nhân vật Olivier Atton phải có nhiều điểm tương đồng với Kazu Miura. Vì ông ấy chính là cầu thủ bóng đá người Nhật Bản đầu tiên thi đấu ở Brazil". Ông cảm thấy sao khi mình là nguồn cảm hứng cho một nhân vật huyền thoại như thế?

- Tôi thật sự rất tự hào, nhưng thú thật là tôi chưa bao giờ đọc bộ truyện manga nổi tiếng đó cả, cũng như chưa bao giờ xem tập phim nào trên truyền hình. Khi bộ truyện được xuất bản, tôi vẫn còn đang ở Brazil. Thực tế thì mọi người rất hay nói về tác phẩm đó, nhưng tôi không cảm thấy mình giống với nhân vật Atton nổi tiếng kia. Nhưng OK, tôi hứa, tôi sẽ đọc. Mà tôi cũng biết là ở nước các anh, truyện manga Nhật Bản nổi tiếng lắm.

Miura là hình mẫu ngoài đời thực, là cảm hứng để tác giả Yoichi Takahashi sáng tác nên bộ truyện tranh "Đội trưởng Tsubasa".

- Trong số cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử bóng đá thế giới, không tính đến Pele – vốn là người ông tôn thờ - thì còn ai thật sự truyền cảm hứng cho ông không? Cruyff hay Maradona chẳng hạn?

- Khó nhỉ... Nếu phải chọn thì chắc tôi sẽ chọn Maradona, vì tôi thích cái tính ngông cuồng của ông ấy. Tôi thích phong thái của Maradona, ông ấy nói ra những gì mình thích trước bất kỳ ai. Cruyff thì lại thanh tao, nhã nhặn và đạo mạo. Maradona thì còn là hình ảnh biểu trưng của sự phản kháng trước chủ nghĩa bảo thủ, cá tính hiện đại, chống lại những trật tự vốn có của xã hội.

- Vậy còn Michel Platini?

- Ông ấy hả?! Trông hơi giống như một tay mafia, đúng không nhỉ? Gương mặt ông ấy hơi giống với một gangster. Tính tình ông ấy có lạnh lùng không? Mà kiểu người như vậy phổ biến ở Pháp lắm hả?

- Ở Pháp, Platini và Zidane là những người được nể trọng, họ là những huyền thoại bóng đá. Ngay cả sau khi Zidane húc đầu vào người Materazzi ở chung kết World Cup 2006.

- Cũng hợp lý khi họ được yêu mến. Họ đều từng là những cầu thủ kiệt xuất. Thứ bóng đá của Zidane là siêu lịch lãm, như nghệ thuật vậy và giống với Maradona. Nhưng một huyền thoại khép lại sự nghiệp của mình theo cách đó thì đúng là độc nhất vô nhị!

- Thế ông nhận xét thế nào về Kylian Mbappe? Cậu ấy thậm chí còn đang được so sánh với Pele ở Pháp đấy.

- Cậu ấy rất có tướng tá và lại còn rất trẻ nữa. Nhưng so với Pele thì... Ngày nay, gần như là không thể để một cầu thủ nào đó viết nên sự nghiệp như Pele. Vô địch World Cup tận ba lần, tôi không biết liệu còn có ai làm được không nữa.

- Vậy Neymar?

- Tôi thất vọng với cậu ấy lắm. Cậu ấy chỉ cố bị phạm lỗi hơn là cố chơi bóng.

- Thôi quay trở lại về ông. Ông hình dung thế nào vào ngày mình giải nghệ?

- Có lẽ là tôi sẽ không tuyên bố giải nghệ. Tôi muốn cứ thế kết thúc một buổi tập, chạy trên sân, tự mình cảm nhận rằng: Thế là hết. Tôi không tưởng tượng ra nổi cảnh mình nói lời giã biệt trước 50.000 người ở một SVĐ, dù tôi biết người hâm mộ sẽ muốn nói điều gì đó với tôi.

Miura đang cùng Yokohama FC chuẩn bị cho mùa giải 2020.

- Vậy khi nào ông sẽ làm điều đó?

- Tôi không nghĩ về điểm dừng. Tôi nói thật! Dù tôi biết thi đấu thêm năm năm nữa sẽ rất khó, có thể là hai hay ba năm... Nhưng tôi không nghĩ về ngày đó. Tôi chưa có ý định giải nghệ. Trở thành một HLV, một vị chủ tịch CLB, một giám đốc điều hành, hay một chuyên gia bình luận trên truyền hình... tất cả chẳng thú vị gì với tôi. Tôi chỉ muốn là một "jogador" (Kazu nói bằng tiếng Bồ Đào Nha, nghĩa là "cầu thủ"). Trong tiếng Pháp, "jogador" nói sao nhỉ?

- Joueur.

- OK. Tôi muốn là một "joueur" (Kazu nói bằng tiếng Pháp, nghĩa là "cầu thủ"). Đó là ước muốn duy nhất của tôi. Nếu có thể thì đến khi nào trút hơi thở cuối cùng mới thôi. Khi tôi chết, tôi không muốn người ta thông báo rằng "cựu cầu thủ Kazu Miura đã qua đời", mà tôi muốn họ nói rằng "cầu thủ Kazu Miura đã qua đời".

Hoàng Thông dịch

Phố Wall có tuần tệ nhất từ khủng hoảng 2008

Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 357,28 điểm, tương đương hơn 1%, xuống 25.409 điểm. Nhóm 30 cổ phiếu vốn hóa lớn trong Dow Jones giảm hơn 1.000 điểm. S&P 500 giảm 0,8% còn Nasdaq Composite gần như đi ngang dù trước đó có thời điểm giảm tới 3,5% trong phiên.

Tính chung cả tuần, chỉ số Dow Jones giảm hơn 12% - mức giảm theo tuần cao nhất kể từ năm 2008. Trên cơ sở điểm số, chỉ số này đã mất hơn 3.500 điểm, giảm hơn 14% so ngưỡng kỷ lục xác lập ngày 12/2.

S&P 500 cũng mất 11,5% trong tuần, cũng xác lập tuần tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng. Trong khi đó, Nasdaq Composite giảm 10,5% trong tuần này và thấp hơn gần 13% so với mức cao kỷ lục.

Biến động chỉ số Dow Jones trên một màn hình tại sàn chứng khoán New York ngày 28/2. Ảnh: Reuters

Biến động chỉ số Dow Jones trên một màn hình tại sàn chứng khoán New York ngày 28/2. Ảnh: Reuters

Với sắc đỏ lan dịch vụ biên dịch rộng trong tuần, giá trị vốn hóa trong S&P 500 đã sụt giảm gần 3.200 tỷ USD. So với mức đỉnh ngày 19/2, quy mô vốn hóa của thị trường chứng khoán Mỹ bốc hơi gần 3.580 tỷ USD.

"Lý do thị trường rơi nhanh là trước đó đà tăng quá cao", Liz Ann Sonders, chiến lược gia đầu tư tại Charles Schwab, cho biết. "Các quỹ phòng hộ, giao dịch thuật toán đã vào ngưỡng bán".

Một cam kết của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối ngày thứ sáu đã trấn an tâm lý nhà đầu tư, làm giảm bớt mức độ thiệt hại của thị trường. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, ngân hàng trung ương sẽ có những hành động thích hợp để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát.

"Những gì chúng ta có ngay bây giờ là một nỗi lo đang tăng cao về ảnh hưởng của dịch bệnh tới kinh tế toàn cầu, điều đó đã khiến các chuỗi cung ứng phức tạp bị đình trệ", Art Hogan, chiến lược gia trưởng tại National Securities, cho biết.

Chứng khoán chịu áp lực trong phiên cuối tuần một phần cũng vì các nhà đầu tư tìm cách tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro và tìm tới những kênh đầu tư an toàn hơn. Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ đạt xác lập mức thấp kỷ lục mới tại 1,14%.

Boeing và JPMorgan Chase là những cổ phiếu giảm mạnh nhất trong Dow Jones, đều mất trên 4%. Apple tiếp tục giảm 0,1%, bước chân vào "thị trường con gấu" - khi cổ phiếu đã giảm quá 20% kể từ mức đỉnh.

Chỉ số biến động CBOR, thước đo nỗi sợ hãi trên phố Wall, đã lên mức 49,48, mức cao nhất kể từ tháng 2/2018, trước khi lùi về ngưỡng 40 vào cuối phiên.

Minh Sơn ( theo CNBC )

Xét nghiệm nCoV người đàn ông đột tử

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, các mẫu bệnh phẩm của người này được dịch vụ biên dịch xét nghiệm nCoV bằng kỹ thuật Real time RT-PCR. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội kết luận người này không mắc bệnh Covid-19, hiện chờ giám định pháp y để xác định nguyên nhân tử vong.

Người đàn ông này tử vong đêm 28/2 tại một ngôi nhà ở phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm. Người này quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương, mới thuê ngôi nhà 10 ngày nay. Chủ nhà không liên lạc được với người thuê nên tới kiểm tra, báo công an phường mở cửa vào phát hiện anh ta đã chết.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã lấy mẫu bệnh phẩm và đưa thi thể về Bệnh viện 198.

Do người này đột tử không rõ nguyên nhân trong khi có dịch Covid-19, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch của Hà Nội chỉ đạo triển khai các biện pháp chuyên môn như một ca nghi ngờ nhiễm virus corona, để chủ động phòng chống dịch, bảo vệ người dân.

Giới chức y tế tiến hành điều tra dịch tễ người đột tử để khoanh vùng giám sát và cách ly y tế với những người đã có tiếp xúc. Ngôi nhà và khu vực lân cận được khử trùng.

Tổ chức cách ly tại cơ sở y tế đối với gia đình chủ nhà và các hộ dân ở khu vực lân cận. Cách ly giám sát 20 người đã phát hiện người đột tử, bao gồm đại diện UBND phường, công an phường, nhân viên y tế, đại diện tổ dân phố...

Lê Nga

Chủ phòng trà thuê người tạt mắm tôm Phở Hòa Pasteur

Ngày 28/2, Phạm Phong Phú (48 tuổi), Khương Đình Đồng (29 tuổi) cùng 3 đàn em khác bị Công an TP HCM đề nghị VKS cùng cấp truy tố về hành vi Cưỡng đoạt tài sản . Đây là băng giang hồ nhiều lần tạt sơn, mắm tôm tiệm Phở Hoà Pasteur ở quận 3 hồi giữa năm ngoái.

Liên quan đến vụ án, Trần Anh Tuấn - con rể chủ quán Phở Hòa Pasteur, bị đề nghị truy tố về hành vi Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức .

Phạm Phong Phú tại cơ quan điều tra. Ảnh: Công an cung cấp.

Phạm Phong Phú tại cơ quan điều tra. Ảnh: Công an cung cấp.

Theo kết luận điều tra, Phú làm chủ phòng trà ở quận Tân Bình, còn Tuấn là khách quen. Sau thời gian thân thiết, Tuấn làm giả giấy tờ 3 ôtô Mercedes S350, Lexus RX350, Audi Q7 sau đó nhờ Phú và Khương Đình Đồng (nhân viên giữ xe) bảo lãnh cầm cố, thế chấp ở nhiều nơi.

Đầu năm 2019, Tuấn vay Phú 3,5 tỷ đồng với lãi suất 12-15% mỗi tháng để làm ăn. Giữa năm đó kẹt tiền, ông ta nhờ Đồng đứng ra bảo lãnh vay 200 triệu của người khác với lãi suất 4% mỗi ngày. Chỉ đóng lãi được vài ngày, Tuấn lánh mặt, tắt điện thoại khiến Đồng không thể liên lạc, phải trả nợ thay.

Đồng đến nhà Tuấn tìm nhưng không gặp nên đến quán Phở Hoà Pasteur (gia đình vợ Tuấn) yêu cầu họ trả nợ. Không đòi được tiền, anh ta về bàn với Phú tìm cách đòi cả 2 khoản nợ.

Ông chủ phòng trà chỉ đạo Đồng cùng nhiều đàn em 8 lần tạt sơn, mắm tôm, chất bẩn vào quán Phở Hòa để khủng bố tinh thần gia đình vợ Tuấn, buộc họ phải trả nợ thay. Nhóm giang hồ còn kéo đến ngồi chật quán, bắt gián bỏ vào phở rồi vu cho quán bán thức ăn bẩn, nhằm làm mất uy tín với thực khách và du khách nước ngoài.

Bảng hiệu quán Phở bị ném sơn. Ảnh: Tùng Linh

Bảng hiệu quán Phở bị ném sơn. Ảnh: Tùng Linh.

Hai ngày 25 và 26/7/2019, Phú tiếp tục thuê hơn 20 người kéo đến ném mắm tôm vào tiệm khiến nhiều khách hoảng loạn. Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP HCM vào dịch vụ biên dịch cuộc điều tra, bắt toàn bộ nhóm giang hồ.

Phở Hòa Pasteur được nhiều du khách nước ngoài biết đến từ năm 1968.

Quốc Thắng

Số ca nhiễm nCoV ở châu Âu tăng mạnh

Italy là nơi dịch bùng phát mạnh nhất ở châu Âu với 888 ca nhiễm, 21 ca tử vong và 46 người khỏi bệnh. Phần lớn ca tử vong là người cao tuổi đang mắc những chứng bệnh khác. Giới chức y tế Italy cho biết một số y bác sĩ đã nhiễm nCoV, nguồn cung trang thiết bị bảo hộ đang thiếu hụt và hoạt động điều trị cho các ca bệnh nặng có thể bị ảnh hưởng.

Nhân viên y tế phụ trách kiểm tra người nghi nhiễm virus corona tại bệnh viện Molinette, Turin, Italy ngày 26/2. Ảnh: PA.

Nhân viên y tế phụ trách kiểm tra người nghi nhiễm virus corona tại bệnh viện Molinette, Turin, Italy ngày 26/2. Ảnh: PA .

Lombardy là địa phương ghi nhận số người nhiễm nCoV cao nhất Italy với 531 ca, trong đó 85 bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt. 10 thị trấn của Lombardy sẽ bị cách ly thêm một tuần.

Các ca phẫu thuật không khẩn cấp và hoạt động kiểm tra y tế thông thường tại "vùng đỏ", khu vực bị cách ly vì dịch Covid-19, đã bị ngừng lại. Giới chức y tế cảnh báo các bệnh viện đã đạt ngưỡng giới hạn và sẽ rơi vào khủng hoảng nếu số ca bệnh tiếp tục tăng mạnh.

Một số quốc gia châu Âu có số ca nhiễm nCoV tăng mạnh so với hồi đầu tuần. Đức ghi nhận 60 ca nhiễm nCoV hôm qua, tăng hơn hai lần so với ngày 27/2. Pháp thông báo phát hiện 57 ca nhiễm nCoV, tăng 19 ca so với hôm 28/2. Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran thông báo dịch vụ biên dịch dịch Covid-19 tại nước này "đã chuyển sang giai đoạn hai".

Thụy Sĩ phát hiện thêm 9 ca nhiễm nCoV, nâng số ca bệnh lên 15. Thụy Sĩ đã cấm toàn bộ sự kiện tập trung hơn 1.000 người đến ngày 15/3. Triển lãm ôtô quốc tế tại Geneva, dự kiến diễn ra ngày 7-17/3, đã bị hủy theo lệnh của giới chức Thụy Sĩ.

Giới chức y tế Anh cho biết nước này ghi nhận 19 ca nhiễm nCoV, trong đó hai ca bệnh mới có liên quan đến Iran. Ba quốc gia Đông Âu là Belarus, Estonia và Litva thông báo phát hiện trường hợp đầu tiên dương tính với nCoV, các ca bệnh có liên quan đến Iran hoặc Italy.

Dịch Covid-19 khởi phát tại Vũ Hán vào tháng 12/2019 và lan rộng ra 31 tỉnh thành Trung Quốc. Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 59 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 84.000 ca bệnh, hơn 2.800 ca tử vong, gần 37.000 người khỏi bệnh. Hàn Quốc ghi nhận gần 2.400 ca nhiễm nCoV, cao thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Mexico là quốc gia mới nhất xuất hiện dịch Covid-19.

Nguyễn Tiến (Theo NY Times )

Hàn Quốc sẽ miễn phí điều trị người Việt nhiễm nCoV

Ngoại trưởng Kang Kyung-wha hôm nay cho biết chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực đối phó, khoanh vùng dịch Covid-19 và "hỗ trợ y tế miễn phí theo tiêu chuẩn WHO đối với công dân Việt Nam tại Hàn Quốc", theo thông cáo ngày 28/2 của Bộ Ngoại giao.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Kang Kyung-wha có cuộc điện đàm theo đề nghị từ phía Hàn Quốc.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trao đổi về việc Việt Nam dừng miễn thị thực đơn phương với công dân Hàn Quốc từ 0h ngày 29/2 nhằm tăng cường kiểm soát sự lây lan của dịch Covid-19. Công dân Hàn Quốc sử dụng hộ chiếu phổ thông với thị thực phù hợp vẫn được nhập cảnh vào Việt Nam.

Việt Nam đề nghị Hàn Quốc phối hợp chặt chẽ trong công tác chống dịch Covid-19, hỗ trợ công dân và doang nghiệp đang làm ăn, sinh sống tại mỗi nước. Phó Thủ tướng mong muốn hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai bên được duy trì bình thường.

Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha. Ảnh: Yonhap.

Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha. Ảnh: Yonhap .

Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao ngày 21/2 khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến các khu vực đang có dịch Covid-19 hoặc có khả năng chịu ảnh hưởng của dịch. Công dân Việt Nam đang có mặt tại Hàn Quốc được đề nghị thường xuyên theo dõi và tuân thủ hướng dịch vụ biên dịch dẫn của cơ quan chức năng sở tại để phòng tránh dịch.

Hiện có khoảng 200.000 công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại Hàn Quốc, riêng tại thành phố Daegu là 8.285 người, tại tỉnh Bắc Gyeongsang là 18.502 người, trong đó có 333 người tại quận Cheongdo, một trong hai ổ dịch lớn của Hàn Quốc, theo thông cáo ngày 23/2 của Bộ Ngoại giao. Tính đến ngày 24/2, chưa có ghi nhận về người Việt nhiễm bệnh ở Hàn Quốc.

Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán từ tháng 12/2019, đã xuất hiện tại 58 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 83.000 ca nhiễm, hơn 2.800 ca tử vong, hơn 36.000 người khỏi bệnh. Hàn Quốc ghi nhận gần 2.400 trường hợp nhiễm nCoV và 13 người thiệt mạng.

Để nhận được sự hỗ trợ, công dân liên hệ:

- Đường dây nóng Bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc: +82 106 315 6618.

- Tổng đài Bảo hộ công dân: +84 981 84 84 84.

Nguyễn Tiến

6 quận ở TP HCM bị cắt nước

Thời gian ngưng cung cấp nước để thực hiện việc lắp đặt từ 21h ngày 29/2 đến 5h ngày 1/3.

Các khu vực bị ảnh hưởng gồm quận 3 (các phường 12, 13, 14); quận 12 (các phường An Phú Đông, Thạnh Lộc); quận Bình Thạnh (các phường 5, 6, 7, 11, 12, 13, 14, 26, 27, 28); quận Phú Nhuận (các phường 10, 11, 12, 13, 14);

Quận Gò Vấp (các phường 1, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11, 15, 16, 17) và quận Thủ Đức (các phường dịch vụ biên dịch Bình Chiểu, Bình Thọ, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Tam Bình, Tam Phú).

Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH một thành viên (Sawaco) đề nghị người dân tại các khu vực trên cần lưu ý trữ nước sinh hoạt trong thời gian đã thông báo để sử dụng trong trường hợp cần thiết.

"Chúng tôi sẽ cố gắng phát nước lại trong thời gian sớm nhất, mong nhận được sự thông cảm của các cơ quan, đơn vị và người dân thành phố", đại diện Sawaco cho biết.

Với tổng vốn đầu tư hơn 1.270 tỷ đồng, nhà máy nước Thủ Đức III có công suất 300.000 m3 nước sạch mỗi ngày. Dự án thực hiện theo hình thức xã hội hóa do Công ty Cổ phần đầu tư kinh doanh nước sạch Sài Gòn làm chủ đầu tư. Nguồn nước lấy từ sông Đồng Nai.

Đây là dự án cấp nước lớn đầu tiên tại TP HCM áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến của Đức.

Hữu Nguyên

Mỹ muốn giúp Iran chống dịch Covid-19

"Mỹ luôn sát cánh cùng người dân Iran trong cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng do dịch Covid-19 bùng phát. Chính phủ Mỹ sẵn sàng hỗ trợ nhân dân Iran đối phó với dịch bệnh", Ngoại trưởng Mike Pompeo ra tuyên bố trên trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua.

Pompeo cho biết đề nghị giúp đỡ của Mỹ đã được gửi tới Iran thông qua chính phủ Thụy Sĩ, khẳng định "hỗ trợ người dân Iran đang và sẽ luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu".

Ngoại trưởng Mỹ cũng kêu gọi Tehran "hợp tác đầy đủ và minh bạch với các tổ chức y tế và viện trợ quốc tế", trong bối cảnh chính phủ Iran đang bị hoài nghi về việc cố gắng che dịch vụ biên dịch giấu mức độ nghiêm trọng của dịch Covid-19.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu trong cuộc họp ở Bộ Ngoại giao, Washington, hôm 25/2. Ảnh: Reuters.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu trong cuộc họp ở Bộ Ngoại giao, Washington, hôm 25/2. Ảnh: Reuters.

Chính phủ Iran thông báo ghi nhận 34 trường hợp tử vong vì nCoV. Tuy nhiên, BBC trích dẫn các nguồn tin từ hệ thống y tế nước này cho biết số ca tử vong ít nhất là 210, phần lớn ở thủ đô Tehran và thành phố Qom. Iran nhiều lần phủ nhận cáo buộc che giấu tình hình dịch bệnh, cam kết luôn minh bạch số liệu.

Số ca tử vong vì nCoV tại Iran đang cao thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. Nhiều quan chức Iran được xác nhận nhiễm nCoV, gồm Phó tổng thống Masoumeh Ebtekar, Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề Đối ngoại và An ninh Quốc gia của quốc hội Mojtaba Zolnour, Thứ trưởng Y tế Iraj Harirchi và nghị sĩ Mahmoud Sadeghi.

Tehran ngày 26/2 ban hành lệnh hạn chế đi lại với người nhiễm hoặc nghi nhiễm nCoV. Iran cũng giới hạn việc tiếp cận các địa điểm hành hương lớn của người Hồi giáo Shiite, gồm đền thờ Imam Reza ở thành phố Mashhad và đền thờ Fatima Masumeh ở Qom.

Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 60 quốc gia, vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 12/2019. Dịch khiến hơn 85.000 người nhiễm, trong đó gần 3.000 người tử vong, hơn 39.000 người đã khỏi bệnh trên khắp thế giới.

Ngọc Ánh (Theo Fox News )

Kim Jong-un cảnh báo hậu quả nếu nCoV tấn công Triều Tiên

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm 29/2 dẫn lời lãnh đạo Kim Jong-un trong cuộc họp gần đây của đảng Lao động Triều Tiên (WPK) rằng cuộc chiến chống lại Covid-19 là "vấn đề quan trọng của nhà nước nhằm bảo vệ người dân, đòi hỏi kỷ luật tối đa".

"Trong trường hợp dịch bệnh truyền nhiễm đang lan rộng vượt tầm kiểm soát này xâm nhập nước ta, nó sẽ kéo theo những hậu quả nghiêm trọng", Kim nói, đồng thời yêu cầu các quan chức phong toả mọi con đường Covid-19 có thể xâm nhập Triều Tiên.

Ông Kim cũng quyết định cách chức hai quan chức cấp cao là Ri Man-gon và Pak Thae-dok, đều là phó chủ tịch Ủy ban Trung ương WPK và giải tán một chi bộ đảng vì hành vi tham nhũng. Những người này nhiều khả năng dính líu vào một đường dây tham ô liên quan đến dịch vụ biên dịch các biện pháp chống dịch Covid-19 của Triều Tiên. "Không trường hợp đặc biệt nào được xem xét", ông Kim nói.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại hội nghị của WPK ngày 29/12. Ảnh: Reuters/KCNA.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại hội nghị của WPK ngày 29/12. Ảnh: Reuters/KCNA.

Triều Tiên chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào kể từ khi dịch bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc từ tháng 12/2019, khiến hơn 84.000 người mắc bệnh và gần 3.000 người chết trên khắp thế giới.

Triều Tiên đã đóng cửa biên giới, cấm khách du lịch, đình chỉ các chuyến tàu và các chuyến bay quốc tế, cách ly hàng trăm người nước ngoài để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Học kỳ mới ở nước này cũng được hoãn lại và truyền thông nhà nước yêu cầu người dân "tuân thủ tuyệt đối" các biện pháp phòng chống nCoV.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã quyết định sẽ miễn trừ trừng phạt đối với các hoạt động viện trợ nhân đạo cho Bình Nhưỡng, nhằm cung cấp cho Triều Tiên các thiết bị cần thiết chống dịch Covid-19. Các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng kêu gọi Triều Tiên cho phép vận chuyển thiết bị, vật tư y tế chống dịch vào quốc gia này.

Mai Lâm (Theo AFP )

Tiền nhiều để làm gì?

Chia sẻ về câu chuyện "C hán nản sau khi kiếm được nhiều tiền ", độc giả Nguyễn Minh Liêm cho rằng, việc không xác định được mục tiêu sống khiến nhiều người giàu có nhưng không hạnh phúc:

"Bạn chưa bao giờ xác định được đam mê và mục tiêu sống. Đơn giản, bạn giỏi kiếm tiền, nhưng bạn không giỏi trong khả năng hưởng thụ và tìm kiếm gì đó đam mê cho chính mình. Và một khi con người sống không có đam mê thì dễ dàng rơi vào cảnh chán nản.

Bạn hãy nhìn các tỷ phú thế giới xem, họ sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng vẫn yêu đời. Ví dụ như Bill Gates, tiền nhiều quá ông ta làm gì? Đó là làm việc có ích, từ thiện xã hội, mang lại niềm vui cho người khác cũng là cho chính mình. Bạn chỉ biết thu tiền vào, hãy thử cho đi. Bạn đến những ngôi nhà nghèo, cho tiền họ, cùng họ ăn bữa cơm, tâm sự với họ, bạn sẽ thấy cuộc đời này còn nhiều điều đẹp lắm".

Đồng quan điểm trên, bạn đọc Nguyen Quang Duong lại chia sẻ chính câu chuyện của bản thân về việc đi tìm động lực và ý nghĩa cuộc sống:

"Mục đích khi xưa tôi ra thành phố là để kiếm tiền và giờ đã đạt được rồi, cũng đồng nghĩa với việc không còn động lực. Trước kia tôi cũng nghĩ kiếm nhiều tiền, đến khi đủ thì thôi. Và khi đủ thì bần thần ngồi nghĩ ta kiếm tiền làm gì, vậy mục đích cuối cùng có phải là tiền? Tôi nhận ra mục đích cuối cùng không phải là kiếm tiền mà là có cuộc sống đầy đủ và thú vị, vậy nên tôi đi nhiều nơi gặp nhiều người và làm cuộc sống mình vui vẻ. Hãy đi ra khỏi công việc, khỏi cái hiện tại bạn đang có. Khoác balo lên và đi, bạn sẽ thấy tiền của mình có thể làm nhiều thứ có ích khác, cuộc sống sẽ thú vị hơn nhiều. Hãy sống để đừng hối hận".

Chia sẻ về những sai lầm trong việc kiếm tiền và tiêu tiền mất dịch vụ biên dịch cân bằng, độc giả Meo Meo dẫn chứng:

"Người yêu tôi cũng có rất nhiều tiền nhưng sống hà tiện, bạc đãi bản thân và đối xử tệ với tôi. Cuối cùng, tôi đành chọn giải pháp chia tay vì không thể nào chịu nổi. Tôi cũng tự lập tài chính, nhưng nếu anh bớt hà tiện, để tiền phục vụ bản thân, để mình và người yêu được hạnh phúc hơn, thì tại sao lại lựa chọn cách cực đoan, làm khổ bản thân, khổ người yêu? Tiền nhiều để làm gì?

Bạn đọc ductoanvc2 lại đưa ra một ví dụ khác : "Có lần tôi hỏi đứa em rất giỏi rằng: 'Giờ chưa giàu thì nỗ lực kiếm tiền, nhưng khi quá giàu tới rất nhiều nghìn tỷ thì cuộc sống sẽ thế nào, ăn thì cũng chỉ ngày 3 bữa, chơi cũng đến tột cùng sang chảnh hay kỳ quan vũ trụ, chẳng phải cuộc sống sẽ buồn chán chứ không được vui vẻ như bây giờ sao?'. Đứa em tôi đáp: 'Em kiếm khi giàu sẽ làm từ thiện, chia sẻ tới người kém may mắn và thấy rất vui, chứ khi giàu, tiền chỉ là những con số thôi, chẳng có ý nghĩa gì cả".

Trong khi đó, độc giả Mamutgl lại đưa ra gợi ý về cách sử dụng tiền có ý nghĩa:

"Tiền chia làm 3 phần:

1. Chi tiêu hằng ngày.

2. Đầu tư.

3. Hướng về cộng đồng.

Đó là câu trả lời cho câu hỏi: tiền nhiều để làm gì?

Còn về phần bạn, luôn có tâm trạng chán nản, buông xuôi sau bao năm cố gắng. Có lẽ, khoảng thời gian bạn dành cho bản thân, tự biết thương yêu bản thân chưa đủ. Bạn có một công ty riêng, tôi nghĩ với khả năng đó, đầu óc bạn tốt. Giờ bạn cần lên kế hoạch, thiết lập thời gian nghỉ ngơi để cân bằng cuộc sống, ví dụ như: giao trọng trách công việc cho người có năng lực, đi du lịch, tham gia hoạt động lợi ích cộng đồng... Có đôi lúc, trong cuộc sống nếu không biết tự thưởng cho bản thân cũng làm mình chán nản".

"Tiền rất quan trọng, không có tiền cuộc sống vô cùng khó chịu. Nhưng tiền không chi phối toàn bộ cuộc sống. Người ta nói tình - tiền, đó là vật chất và tinh thần. Nếu bạn tự ti, ít bạn thì cách đơn giản nhất là bạn nên đi chơi thể thao như bóng đá, bóng chuyền, khiêu vũ, tham gia một vài câu lạc bộ như từ tâm, từ thiện. Tốn ít thời gian, ít tiền chi vào đó, bạn sẽ gặp được nhiều bạn, bạn sẽ tìm ra đáp số ngay trong thời gian khoảng 3 tháng" , bạn đọc Nguyenhe200555 gợi ý thêm.

Nhận định về cách khiến cuộc sống có ý nghĩa, độc giả Quỳnh Anh kết luận:

"Hãy luôn đặt mục tiêu mới cho mình. Giống như tôi, thu nhập cũng khá, cũng mở trung tâm ngoại ngữ nhỏ và một công việc lương cao. Khi có tiền, tôi gửi về để giúp bố mẹ bên ngoại xây một căn biệt thự, sau đó lại đặt mục tiêu mới mua nhà cho riêng mình. Tôi cũng thường xuyên ủng hộ mọi người làm tình nguyện cho người có hoàn cảnh khó khăn. Thực ra, cuộc sống là sự sẻ chia, bạn cần chịu khó cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi để không bị stress. Luôn cảm thấy đủ và chưa có mục tiêu mới sau khi hoàn thành mục tiêu trước đó sẽ khiến bạn rơi vào sự tự mãn và thấy kiếm tiền không có ý nghĩa".

Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .

Tổng thống Hàn Quốc đối mặt thách thức từ nCoV

Với gần 3.000 ca nhiễm nCoV cùng 16 trường hợp tử vong, Hàn Quốc giờ đây trở thành ổ dịch Covid-19 lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc đại lục. Số ca nhiễm dự kiến còn tăng khi quan chức y tế bắt đầu xét nghiệm hơn 210.000 thành viên Tân Thiên Địa, giáo phái của "Bệnh nhân 31", nữ tín đồ được cho là đã truyền virus cho hàng chục người khác.

Dịch bệnh lây lan nhanh chóng khiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phải hứng chịu làn sóng phẫn nộ từ công chúng, cũng như loạt chỉ trích của các đối thủ chính trị. Phe đối lập tuyên bố sẽ đưa "sự kém cỏi" của ông Moon thành vấn đề hàng đầu trong cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 15/4. Hơn một triệu người Hàn cũng ký vào bản kiến nghị trực tuyến yêu cầu bãi nhiệm Tổng thống.

"Nếu dịch bệnh không được kiềm chế sớm, nó có thể gây ra thảm họa cho đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử sắp tới", Ahn Byong-jin, chuyên gia tại Đại học Kyung Hee ở Seoul, nhận định. "Các lãnh đạo hiện nay vẫn đảm nhiệm việc đưa ra kế hoạch hành động, cũng như cách kết nối với người dân giữa dịch bệnh".

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 hôm 25/2. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 hôm 25/2. Ảnh: Reuters .

Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc dường như rơi vào tình huống ngặt nghèo, khi dịch bệnh khởi phát từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ. Dù 40 nước, bao gồm Mỹ và Triều Tiên, đã hạn chế hoặc cấm nhập cảnh với người từ Trung Quốc đại lục, Hàn Quốc vẫn ngần ngại ra quyết định tương tự. Họ chỉ cấm nhập cảnh với người đến từ tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch Covid-19 bùng phát.

Với chính quyền của ông Moon, việc cấm nhập cảnh "không mang lại lợi ích thiết thực". Nhưng theo quan điểm của những người chỉ trích, nếu không áp dụng biện pháp này, nCoV sẽ ngày càng lan rộng, đồng thời làm thu hẹp cơ hội thúc đẩy nền kinh tế vốn đang chịu tổn hại do sụt giảm mạnh về thương mại với Trung Quốc.

Hôm 26/2, Chosun Ilbo, tờ báo có quan điểm bảo thủ ở Hàn Quốc, cảnh báo việc không cấm người từ Trung Quốc trong lúc chống dịch "cũng giống như cố bắt muỗi mà để cửa sổ mở".

Tuy nhiên, Kang Min-seok, phát ngôn viên của ông Moon, lưu ý không có hành khách nào từ Trung Quốc đại lục dương tính với nCoV kể từ khi Hàn Quốc siết chặt việc sàng lọc khách Trung Quốc vào ngày 4/2, nói thêm rằng số ca nhiễm mới ở Trung Quốc bên ngoài Hồ Bắc ngày càng thấp.

Các đối thủ chính trị của ông Moon lâu nay cũng cáo buộc Tổng thống ủng hộ Trung Quốc, hoặc sợ làm "phật ý" Chủ tịch Tập Cận Bình. Hôm 20/2, trong cuộc điện đàm với ông Tập, ông Moon nói rằng "khó khăn của Trung Quốc cũng là khó khăn của chúng tôi".

Hàn Quốc đã quyên góp số lượng lớn vật tư y tế cho Trung Quốc, bao gồm 2 triệu khẩu trang loại thường, một triệu khẩu trang y tế, 100.000 bộ đồ bảo hộ và 100.000 kính bảo hộ. Trong khi đó, phe đối lập Hàn Quốc chỉ trích chính phủ vì không cung cấp đủ khẩu trang cho chính công dân nước mình.

Một số quyết định ban đầu của chính quyền ông Moon trong công tác phòng chống nCoV cũng bị lên án . Các thành dịch vụ biên dịch viên giáo phái Tân Thiên Địa ở thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 tại Hàn Quốc hiện nay, bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh vào khoảng ngày 7-10/2, vài hôm trước khi ông Moon nói điều tồi tệ nhất đã qua.

Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục tham dự những buổi lễ vào chủ nhật, nơi hàng trăm tín đồ cầu nguyện và hát lớn trong không gian kín chật hẹp, khiến virus nhanh chóng lây lan. Tại thời điểm đó, chính phủ nhiều lần cam đoan với người dân rằng họ không cần hủy những buổi tụ tập đông người. Lee In-young, nghị sĩ thuộc phe đa số trong quốc hội, kêu gọi mọi người "nhanh chóng trở lại cuộc sống thường nhật".

Ngay cả khi ông Moon tuyên bố tình hình "đã ổn định" vào ngày 13/2, Jung Eun-kyeong, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), vẫn cảnh báo nhận định đó "còn quá sớm", bởi số bệnh nhân ở Trung Quốc chưa giảm mạnh. "Chúng ta phải tiếp tục cảnh giác", bà nhấn mạnh.

Bước ngoặt khiến sự lạc quan của chính phủ dường như tan biến diễn ra vào ngày 18/2, khi "Bệnh nhân 31", nữ tín đồ 61 tuổi của Tân Thiên Địa, dương tính với nCoV. Kể từ đó, số ca bệnh không ngừng tăng, có lúc gấp đôi hoặc gấp ba chỉ trong một ngày.

Năm 2015, khi dịch MERS (hội chứng hô hấp cấp Trung Đông) tấn công Hàn Quốc, ông Moon, lúc đó là lãnh đạo phe đối lập, đã gọi cuộc khủng hoảng là "thảm họa do chính phủ bất tài mà bà Park Geun-hye lãnh đạo gây ra". "Chính phủ đã biến thành chủ thể siêu lây nhiễm", ông nói.

Tổng thống Hàn Quốc lên nắm quyền sau khi người tiền nhiệm Park Geun-hye bị phế truất vì sai lầm trong việc xử lý những cuộc khủng hoảng, như vụ chìm phà Sewol, khiến công chúng tức giận.

Theo bình luận viên Choe Sang-hun của NY Times , loạt chướng ngại vật trong Covid-19 là cú lật ngược khá trớ trêu với ông Moon.

Hàn Quốc đã kiềm chế dịch MERS sau khi 186 người nhiễm bệnh và 38 ca tử vong. Từ những bài học rút ra, giới chức y tế nước này ráo riết theo dõi và cách ly bệnh nhân khi dịch Covid-19 bùng phát, xét nghiệm tới hơn 10.000 người mỗi ngày.

Sự gia tăng đột biến số ca nhiễm nCoV ở Hàn Quốc những ngày gần đây một phần do nỗ lực phát hiện đó. Chính quyền cũng công bố số liệu rất nhanh chóng, thông qua những ứng dụng trên smartphone để cập nhật theo thời gian thực cho người dân về địa điểm bệnh nhân từng đến, gửi thông báo nếu họ tiếp cận nơi đó.

Dù tỷ lệ tử vong thấp hơn MERS, dịch Covid-19 dường như dễ lây nhiễm hơn rất nhiều. Tình trạng nCoV lây lan nhanh chóng khắp đất nước khiến người dân Hàn Quốc nghi ngờ chiến lược chống dịch của ông Moon, chủ yếu dựa vào sự hợp tác và nhận thức của cộng đồng.

Trong khi chính phủ Hàn Quốc tích cực cảnh báo người dân thực hiện những biện pháp đề phòng như đeo khẩu trang và rửa tay, họ vẫn cố duy trì hoạt động kinh tế nhiều nhất có thể. Thêm vào đó, việc theo đuổi những biện pháp cứng rắn cũng tiềm ẩn rủi ro chính trị.

Khi chính phủ cố gắng cấm các cuộc biểu tình vì lo ngại sức khỏe cộng đồng, những người tham gia tuần hành cáo buộc đây là sự đàn áp chính trị. Kế hoạch "phong tỏa" thành phố Daegu và khu vực lân cận cũng bị nhiều chính trị gia bảo thủ coi là động thái bao vây những địa phương của chính đất nước, trong khi không thể quay lưng với Trung Quốc.

Những "đòn đánh" chính trị diễn ra chớp nhoáng, buộc chính quyền của ông Moon phải gạt bỏ toàn bộ kế hoạch phong tỏa. Hong Ihk-pyo, phát ngôn viên của đảng Dân chủ, người công bố kế hoạch phong tỏa Daegu, đã từ chức.

Cơn thịnh nộ của người Hàn tiếp tục tăng lên vào tuần này trước việc một số thành phố Trung Quốc bắt đầu cách ly những khách Hàn Quốc nhập cảnh, trong khi chính phủ của họ không áp dụng biện pháp tương tự với khách Trung Quốc. Đơn kiến nghị trực tuyến yêu cầu Nhà Xanh cấm khách Trung Quốc đã nhận được hơn 760.000 chữ ký.

Đông đảo người Hàn cũng tập trung trút giận vào giáo phái Tân Thiên Địa. Những hoạt động của giáo phái này, như ngồi sát nhau trên sàn trong các buổi lễ và tích cực truyền đạo, được cho là yếu tố khiến dịch bệnh lan nhanh. 920.000 người đã ký vào đơn kiến nghị yêu cầu chính phủ giải tán giáo phái.

Ông Moon kêu gọi người dân đoàn kết, nói thêm rằng những ngày tới là "giai đoạn quan trọng" trong việc xác định tình trạng lây lan virus tại đất nước. Tuy nhiên, một số người cáo buộc chính phủ đang tìm cách đổ lỗi cho giáo phái Tân Thiên Địa, trong khi các tín đồ cũng là nạn nhân của dịch bệnh.

"Những gì chúng ta thấy cho đến nay là sự thất bại hoàn toàn của hệ thống phòng dịch. Nguyên nhân lớn nhất là chính phủ đã bỏ qua quy tắc kiểm soát dịch bệnh vô cùng cơ bản: ngăn chặn nguồn lây nhiễm", Choi Dae-zip, chủ tịch Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc, đề cập đến việc chính quyền ông Moon không cấm khách Trung Quốc.

Ánh Ngọc (Theo NY Times )

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Nhật thừa nhận 'thả' nhầm người chưa xét nghiệm nCoV

Bộ trưởng Katsunobu Kato hôm qua xin lỗi trong cuộc họp báo ở Tokyo. Ông giải thích giới chức y tế Nhật đã bỏ sót 23 người khi đi xét nghiệm từng hành khách. Sau đó, họ xác định nhầm 23 người này "không đặt ra nguy cơ lây lan virus" rồi cho phép họ rời du thuyền Diamond Princess vào ngày 19 và 20/2.

Hành khách rời khỏi tàu Diamond Princess ngày 21/2. Ảnh: AFP.

Hành khách rời khỏi tàu Diamond Princess ngày 21/2. Ảnh: AFP .

23 hành khách đã lên một số phương tiện công cộng. Kato cho biết không ai báo cáo có triệu chứng và 20 người đồng ý xét nghiệm. Hiện ba người đã âm tính với nCoV.

Tàu Diamond Princess chở 3.711 hành khách và thủy thủ đoàn bị cách ly tại cảng Yokohama từ 4/2 sau khi một du khách Hong Kong từng đi trên du thuyền dương tính với nCoV. Trong quá trình cách ly, giới chức y tế Nhật liên tục phát hiện thêm các ca nhiễm bệnh trên tàu. Tổng cộng 634 người trên du thuyền nhiễm nCoV, hai hành khách tử vong , đều là người cao tuổi Nhật Bản.

Mặc dù một số chính quyền đã sơ tán công dân khỏi du thuyền, bao gồm Mỹ, Australia và Hàn Quốc, yêu cầu họ cách ly thêm 14 ngày khi về nước, Nhật Bản cho phép những hành khách âm tính với nCoV và không có triệu chứng tự do rời đi vào tuần này. Khoảng 970 hành khách rời đi vào giữa tuần, sau khi hết hạn cách ly vào 19/2.

Hôm qua, khoảng 100 người, bao gồm những hành khách Nhật cuối cùng, rời du thuyền. Một số hành khách nước ngoài vẫn ở lại trên tàu để chờ chuyến bay hồi hương của chính phủ.

Ngoài 634 ca nhiễm trên tàu Diamond Princess, Nhật Bản ghi nhận 110 trường Biên dịch hợp nhiễm nCoV. Sự lây lan của virus này làm dấy lên những lo ngại về kế hoạch tổ chức Thế vận hội mùa hè Tokyo cũng như tác động đến kinh tế Nhật Bản.

Phương Vũ (Theo NYTimes )

Chuyện 'cười ra nước mắt' ngày chống dịch

"Nhà mình Biên dịch ngoài đó đang có dịch, khách khứa trong này ít nhiều họ cũng lo lắng", ông thông gia người Quảng Bình trình bày qua điện thoại tối 18/2. Ông Chung nghe xong quay sang vợ, thở dài. Bà Hà cố gắng bào chữa "đấy là xã Sơn Lôi ở bên kia sông, xã Bá Hiến nhà tôi không ai bị cả".

Xã Bá Hiến quê bà, dù cùng huyện Bình Xuyên nhưng cách Sơn Lôi con sông Tranh, nghĩa là không nằm trong diện " cách ly " và cũng chưa ai công bố rằng Bá Hiến có dịch. Nhưng bà Hà vẫn khó thanh minh với người ngoại tỉnh, nhất là qua điện thoại. Sáng hôm sau, bà vẫn tìm lên trụ sở UBND xã Bá Hiến xin giấy xác nhận, vì thực tế, yêu cầu này đến từ chính quyền địa phương nhà trai.

"Giấy chứng nhận này không thuộc chuyên môn chính quyền xã", bà Hà hụt hẫng trước câu trả lời của ủy ban. Văn bản bà xin chưa từng tồn tại trong lịch sử hành chính xã. Tiễn bà Hà trước cửa phòng làm việc, vị lãnh đạo xã dặn dò "Đôi bên gia đình lựa, hạn chế đi lại, không thì đành nhà nào tổ chức nhà nấy".

"Biết thế này cưới luôn trước Tết cho rồi", ông Chung vò đầu trước "ngày vui" của con gái.

Lần đầu gả con gái đi xa, bà Hà phải lên uỷ ban xã xin xác nhận địa phương không có vấn đề gì. Ảnh: Ngọc Thành.

Lần đầu gả con gái đi xa, bà Hà phải lên uỷ ban xã xin xác nhận "địa phương không có vấn đề gì". Ảnh: Ngọc Thành.

Tháng 11/2019, con gái ông Chung kết thúc 5 năm du học Nhật Bản, trở về Việt Nam với dự định kết hôn với chàng trai quê Quảng Bình quen ở bên đó. Bảy ngày sau, lễ dạm ngõ được tổ chức, cô gái theo chồng đón cái Tết đầu tiên ở miền Trung. Hôn lễ phía nhà trai, theo kế hoạch, sẽ được tổ chức vào đầu tháng 3.

Gả con gái đầu lòng, bà Hà lo lắng nhiều, từ việc chọn đại diện họ hàng vào nhà trai, đến xếp xe, thuê tài xế hợp tuổi, lái tốt, mọi thứ đã sẵn sàng. Chỉ trừ dịch bệnh là nằm ngoài dự tính.

Bà Hà đã nghĩ đến trường hợp cô con gái 25 tuổi sẽ không có anh em họ hàng ở bên trong ngày xuất giá. "Ông bà cứ phải vào với các con. Còn chuyện sau đó tính tiếp", thông gia trấn an bà Hà sau khi biết không có giấy xác nhận.

Hết cách, bà đành giảm số người nhà gái, từ 10 người xuống còn 4, gồm vợ chồng và ông nội, ông ngoại. Thứ hai tuần sau, vợ chồng bà Hà cùng với các thành viên đã được chọn sẽ đi xuống huyện khám, xin xác nhận sức khoẻ bình thường trong mười ngày qua. Bà cũng đã nghĩ tới quãng đường gần 600 km sắp di chuyển, nghĩ tới việc thuê một ôtô biển số 29 - Hà Nội, thay vì biển 88 - Vĩnh Phúc. "Chúng tôi không giấu giếm gì cả, nhưng không muốn mọi người phải lo lắng không cần thiết", bà chia sẻ.

Đám cưới tổ chức ở nhà gái (tại Vĩnh Phúc) sẽ hoãn lại, chưa in thiệp mời, chưa đặt cỗ cưới. "Bao giờ hết dịch sẽ tổ chức, không thì cứ bình tĩnh chờ". Bà Hà nghĩ. Dịch corona đã khiến quá nhiều dự tính trong năm của nhà bà gặp khó khăn, sáu phòng karaoke gia đình đang kinh doanh tốt nay đã đóng cửa. Mà không riêng gia đình bà, nhà hàng xóm có con gái cưới vào cuối tháng ba cũng hoãn lại chờ hết dịch.

Ông Tuấn cùng với hơn 10.600 người dân xã Sơn Lôi đều nằm trong vòng phong toả 20 ngày. Ảnh: Ngọc Thành.

Ông Tuấn cùng với hơn 10.600 người dân xã Sơn Lôi đều nằm trong vòng "phong toả" 20 ngày. Ảnh: Ngọc Thành.

Ở xã Sơn Lôi bên kia sông , gần mười ngày nay, thay vì ngồi văn phòng hoặc đi các xã, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó ban Tuyên giáo Huyện uỷ Bình Xuyên trở thành "đặc phái viên" bất đắc dĩ của huyện ủy ở ngay giữa vùng cách ly.

Gia đình năm người gồm ông Tuấn và vợ, hai đứa trẻ con và bà ngoại đang sống trong vòng cách ly 20 ngày khi Sơn Lôi bị phong toả.

Trước ngày Bộ Y tế thông tin chính thức về ba ca nhiễm nCoV, gia đình ông Tuấn cũng như hàng nghìn người Sơn Lôi khác vẫn đi thăm họ hàng, chúc Tết mà không biết mình sẽ bị gắn định danh "người dân vùng dịch". Khi thông tin được công bố chiều 30/1, ông liền dặn người nhà hạn chế đến nơi đông người, cũng tránh gặp bạn bè ở nơi khác. Dự định về quê nội ở huyện Sông Lô dự đám cưới người cháu họ cũng hoãn, vì "đi đâu bây giờ cũng không tiện dù mình không bị nhiễm bệnh".

Tối 12/2, ông Tuấn nhận được điện thoại từ lãnh đạo thông báo ngày mai có thể "làm việc ở nhà" bởi các lực lượng chức năng sẽ bắt đầu lập chốt.

Ông Tuấn dặn vợ mua thêm thịt cá bỏ tủ lạnh, muối dưa cà để chuẩn bị cho những ngày "nội bất xuất" khỏi Sơn Lôi. Thi thoảng, ông ra đầu làng nhận tiếp tế từ bố vợ ở Vĩnh Yên, khi con gà, lúc mớ rau, hoặc nhận xăng do người giao hàng mang tới để đi lại trong làng. Công việc hoặc tin tức ở Sơn Lôi đều được ông cập nhật về huyện qua email hoặc điện thoại.

Hoạt động giao thương với người ngoài và người Sơn Lôi giờ đều diễn ra qua barie, có sự kiểm soát của lực lượng chức năng. Ảnh: Ngọc Thành.

Hoạt động giao thương với người ngoài và người Sơn Lôi giờ đều diễn ra qua barie, có sự kiểm soát của lực lượng chức năng. Ảnh: Ngọc Thành.

Mọi sinh hoạt của hơn 10.600 người dân của sáu thôn trong xã Sơn Lôi gói gọn sau 12 thanh barie của các chốt kiểm dịch. Ông Tuấn thấy "bó chân, bó tay" trong những ngày đầu cách ly, nhưng rồi tự điều chỉnh cách tiếp cận, bởi coi như mình đang dưới địa bàn, trực tiếp chống dịch và có thông tin gì sẽ cập nhật về huyện.

"Cách Sơn Lôi đến 30 km nhưng vẫn là người Vĩnh Phúc" , chị Tạ Thị Lương sống ở Tam Đảo kể về trải nghiệm bị mặc định là "người dân đến từ nơi có dịch".

Tuần trước, anh em chị Lương đi đền Bảo Hà (Lào Cai) và rủ nhau công đức một ít tiền sau lễ bái dâng hương. Người viết phiếu tươi cười trông xấp tiền, hỏi chị quê ở đâu để còn ghi danh. Nhưng vẻ đon đả không còn khi nghe "bọn em đến từ Vĩnh Phúc". Họ nhận tiền, ghi phiếu rồi lấy tay điều chỉnh khẩu trang trên mặt, không nói gì. Từ giây phút đó trên hành trình du xuân, Lương hạn chế nói ra quê quán của mình.

Trước đó tại cuộc họp báo ngày 14/2, ông Lê Duy Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nói tỉnh đã triển khai đồng bộ, nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch. "Vĩnh Phúc sẽ không để dịch lây lan ra ngoài", ông khẳng định và nói thêm, người dân tỉnh Vĩnh Phúc không nằm trong diện cách ly, mà Vĩnh Phúc chỉ có vùng cách ly là xã Sơn Lôi. Do vậy, tổ chức và cá nhân nào cách ly người dân tỉnh Vĩnh Phúc không theo hướng dẫn của Bộ Y tế là vi phạm pháp luật.

Ông Bùi Huy Vĩnh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, cũng lấy làm tiếc vì thời gian qua một số cá nhân chia sẻ thông tin về dịch bệnh tại Vĩnh Phúc không chính xác, đầy đủ, không chia sẻ tình cảm với người dân Vĩnh Phúc lúc này. Vì vậy, ông mong muốn truyền đi thông điệp khách quan, chính xác để mọi người hiểu đúng về tình hình dịch bệnh và không có sự kỳ thị với người dân Vĩnh Phúc.

Thanh Lam - Hoàng Phương

*Một số nhân vật đã được đổi tên

Tái hiện lễ thiết triều thời nhà Nguyễn

Để kích cầu và tạo ra sản phẩm du lịch mới, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế sẽ tái hiện lễ thiết triều ngay sân chầu trước điện Thái Hòa - nơi xưa kia các vua triều Nguyễn cùng quan lại 6 bộ bàn bạc chuyện đại sự.

Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế, cho biết các vua triều Nguyễn rất quan tâm đến nông nghiệp, có nhiều chính sách khuyến nông đem lại hiệu quả. Bên cạnh xây dựng đàn Nam Giao và đàn Xã Tắc để tế cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, các vua tổ chức lễ tịch điền. Đàn Tiên Nông được triều đình xây dựng trong Kinh thành để đề cao nông nghiệp.

Trung tâm sẽ tái hiện một buổi thiết triều của vua Nguyễn về việc xử lý vấn đề liên quan đến thiên tai, đe dọa mùa màng, từ việc cứu đói, xuất kho gạo dự trữ, bình ổn giá lúa gạo và cách bẩm báo của quan địa phương, ra các đạo dụ cấm quan lại hạch sách nhũng nhiễu dân chúng...

Lễ thiết triều sẽ được tái hiện trước sân chầu điện Thái Hòa. Ảnh: Võ Thạnh

Lễ thiết triều sẽ được tái hiện trước sân chầu điện Thái Hòa. Ảnh: Võ Thạnh

Lễ thiết triều sẽ không có vua ngồi trên ngai vàng ở điện Thái Hòa mà chỉ dùng loa âm thanh phát lời nói của vua. Buổi lễ diễn ra trong 15 phút, với hơn 120 diễn viên tham gia qua hình thức sân khấu hóa. Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế sẽ giới thiệu bài thơ "Vị nông ngâm" của hoàng đế Minh Mạng khắc trên điện Thái Hòa.

"Trước mắt, Trung tâm sẽ tái hiện lễ thiết triều trước sân điện mỗi tuần một lần để phục vụ du khách. Nếu thuận lợi, lễ thiết triều sẽ được tái hiện hàng ngày để du khách vào Hoàng cung Huế đều có thể chứng kiến", ông Trung nói.

Theo sách Khâm định Đại nam Hội điển sự lệ , khi mới lên ngôi, vua Minh Mạng ban chiếu các quan Võ khố hàng ngũ phẩm trở lên, võ từ thị vệ, phó vệ úy và vệ úy hai quân tượng, thủy trở lên họp cả ở Tả vu để chực chầu hầu. Vua quy định đại triều mỗi tháng hai ngày, mùng 1 và ngày rằm, thường triều vào các ngày 5, 11, 21, 25. Tâu việc mỗi tháng vào các ngày 3,7,9, 13, 17.19, 23, 27, 29. Các quan không vào chầu hầu nếu không có nguyên do đều bị xử phạt nặng.

Theo điển lệ của triều Nguyễn, các quan vào chầu hầu vua đều được phân theo ban. Tùy vào cấp bậc vị trí các quan đứng chầu hầu khác nhau. Vào năm 1832, do tiết trời mùa đông rét, vua Minh Mạng ban chỉ dụ cho các quan nội các tâu việc được quỳ ở trên chiếu.

Sân chầu trước điện Thái Hòa sẽ là nơi tái hiện thiết triều . Ảnh: Võ Thạnh

Sân chầu trước điện Thái Hòa sẽ là nơi tái hiện thiết triều. Ảnh: Võ Thạnh

Võ Thạnh

Trường tư cắt giảm nhân viên do dịch corona

Nhận thông báo UBND tỉnh Bình Dương cho học sinh nghỉ hết tháng 2, chị Lê Thị Bé Tuyết, chủ trường Đôrêmi thở dài vì trước đó đã chuẩn bị chu đáo để đón trẻ trở lại từ ngày 17/2.

Chị nhẩm tính, mỗi tháng phải trả 350 triệu đồng tiền lương cho 40 giáo viên, tháng nghỉ có thể nhận lương thỏa thuận, nhưng không dưới mức tối thiểu vùng. Tại Dĩ An, lương tối thiểu là 4,4 triệu đồng nên số tiền phải trả trong tháng 2 là 240 triệu đồng, trong khi phải trả tiền thuê nhà và không có học phí.

Sau nhiều ngày cân nhắc, chị Tuyết quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với một phần ba giáo viên trong trường, bắt đầu từ giữa tháng 3 tới. "Đây là việc không đành, nhưng phải làm vì không nuôi nổi cả guồng máy, tránh việc trường phải giải thể", chị Tuyết nói.

Trường Mầm non Đôrêmi Dĩ An. Ảnh: Mầm non Đôrêmi.

Giáo viên trường Mầm non Đôrêmi Dĩ An. Ảnh: Mầm non Đôrêmi.

Bà Tào Lệ Hoa, Hiệu trưởng trường Mầm non Chuột Túi Thông Minh (quận Tân Bình, TP HCM) nói "thực sự đuối" trong mùa dịch. Trường quy mô nhỏ với Biên dịch 11 nhân viên, trông giữ 50 trẻ, mỗi tháng chi hơn 35 triệu đồng thuê mặt bằng. Tháng nghỉ tránh dịch, trường không thu học phí và vẫn trả đủ lương cho giáo viên, tùy theo vị trí, trung bình trên 5 triệu đồng mỗi người. Nếu nghỉ thêm, bài toán sẽ rất khó khăn, lương buộc phải cắt giảm.

Làm cụm trưởng với hơn 10 trường mầm non trong quận Tân Bình, bà Hoa cho biết một trường quy mô nhỏ, trung bình mỗi tháng cũng chi hơn 100 triệu đồng để duy trì hoạt động. Nguồn thu chủ yếu là học phí nên nghỉ tháng nào sẽ "hụt hơi" tháng đó. "Giáo viên mầm non phần lớn là những người trẻ ở các tỉnh lên, thu nhập đã thấp mà còn bị cắt giảm thì càng thêm vất vả", bà Hoa nói.

Với quy mô dân số lớn, đông dân nhập cư, ngoài hệ thống hơn 1.000 trường mầm non công lập và tư thục, TP HCM còn hơn 2.000 nhóm trẻ và lớp (dưới 7 trẻ) độc lập tư thục. Những nhóm trẻ này hầu hết phải cắt giảm lương vì không thể cân đối thu chi trong tháng nghỉ phòng dịch.

Nhiều trung tâm ngoại ngữ, dạy thêm - học thêm đối diện nguy cơ đóng cửa vì dịch. Là chủ đầu tư một trung tâm ngoại ngữ ở TP Đồng Xoài (Bình Phước), anh Hà Hữu Bình phải trả hơn 40 triệu đồng thuê mặt bằng, điện nước và 40 triệu đồng lương nhân viên. Nguồn thu của trung tâm hoàn toàn dựa vào học phí từ 300 người học, chủ yếu là học sinh, nhưng tháng 2 "trắng tay".

Anh Bình tỏ ra sốt ruột trước tình hình dịch viêm phổi corona (Covid-19), khi số bệnh nhân ở các quốc gia và vùng lãnh thổ tăng nhanh. Nhiều phụ huynh cho biết, dù tháng 3 ngành giáo dục cho học sinh trở lại trường thì cũng không cho con đi học thêm ở trung tâm để tránh nguy cơ lây bệnh.

"Nếu dịch bệnh vẫn phức tạp, tình hình ảm đạm thế này đến giữa năm có lẽ tôi phải đóng cửa trung tâm", anh nói.

Không chỉ lo bài toán thu chi, việc sắp xếp nhân sự, hoạt động của nhiều trường cũng bị xáo trộn khi học sinh không đến trường. Sáng 22/2, hàng chục giáo viên trường Tiểu học - THCS Pascal (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vẫn đến trường để ghi hình bài giảng online gửi cho học sinh. Để nâng cao chất lượng ghi hình, trường đầu tư mua thêm máy quay. Học phí và các khoản đóng góp khác của tháng 2 sẽ được chuyển sang tháng học bù theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tháng này việc học online miễn phí.

Cô Lê Thị Thanh Nhàn, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, học sinh nghỉ nhưng cường độ làm việc của giáo viên nhiều hơn ngày thường. Mỗi tuần, trường phải đảm bảo tối thiểu 100 bài giảng ở năm khối lớp, nhiều thầy cô phải ở trường đến 23h để sửa bài giảng. Để có những video dạy học chỉn chu, buổi sáng các tổ chuyên môn sẽ trao đổi sau đó luân phiên ghi hình, đến chiều thì dành thời gian tương tác, giải đáp thắc mắc cho học sinh.

Theo cô Nhàn, mỗi tháng trường chi khoảng 10 tỷ đồng cho tiền lương nhân viên và kinh phí hoạt động. Giáo viên được trả đầy đủ lương cùng với hỗ trợ 200.000 đồng cho một bài giảng online. "Với một đơn vị tư nhân như chúng tôi, học sinh nghỉ một tháng đã khó khăn, nhưng vẫn cố gắng khắc phục. Nếu nghỉ kéo dài, trường có thể phải tính đến việc thu học phí học online để trang trải", cô cho hay.

Nhân viên trường THCS - THPT Hồng Hà sơn lại bàn ghế học sinh. Ảnh: Mạnh Tùng.

Nhân viên trường THCS - THPT Hồng Hà sơn lại bàn ghế học sinh. Ảnh: Mạnh Tùng.

Tương tự, trường THCS - THPT Hồng Hà (TP HCM) trong tháng 2 phải trả hơn một tỷ đồng thuê mặt bằng tại 4 cơ sở và lương cho 300 giáo viên, nhân viên. Giáo viên trường thêm vất vả bởi công việc dạy học trực tuyến tốn nhiều thời gian, công sức hơn. Nhân viên của trường cũng nhiều việc hơn khi phải sửa sang, sơn phết lại toàn bộ phòng, bàn học, tổng vệ sinh trường.

Cô Hà Thị Kim Sa, Chủ tịch kiêm Hiệu trưởng trường, nói rất may mắn khi được sự đồng lòng của thầy cô và phụ huynh trong giai đoạn khó khăn này. Ngay cả nông trại của trường, rộng hơn 6 hecta cung cấp rau củ cho bữa ăn bán trú ngày thường, nay cũng được giáo viên trường chung tay san sẻ.

"Dịch bệnh thì dĩ nhiên trường khó khăn hơn nhiều, nhưng đó cũng là cái khó chung của xã hội. Nghỉ thêm thì trường vẫn xoay xở được, cái lo lớn nhất là việc học của các em bị ảnh hưởng", cô Sa chia sẻ.

Hiện tất cả địa phương đã cho học sinh nghỉ học hết tháng 2 để phòng dịch. Riêng TP HCM kiến nghị Chính phủ cho học sinh cả nước nghỉ học hết tháng 3, học kỳ II từ tháng 4 đến tháng 7, kỳ thi THPT quốc gia diễn ra cuối tháng 7.

Đến chiều 22/2, sau nhiều cuộc họp bàn của lãnh đạo các bộ trong Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã có văn bản kiến nghị chủ tịch các tỉnh thành cho học sinh đi học trở lại từ ngày 2/3.